Văn Khấn Bà Chúa Xứ Châu Đốc

Nhắc tới vùng đất An Giang người ta liên tưởng đến ngày Bà Chúa Xứ Châu Đốc, cái tên của bà như là đại điện cho mảnh đất Thất Sơn này. Vậy Bà Chúa Châu Đốc là ai hãy cùng Tâm Linh World tìm hiểu nhé, song chúng ta cùng tham khảo văn khấn bà Chúa Xứ Châu Đốc.

Bà Chúa Châu Đốc là ai?

Bà Chúa Châu Đốc người ta hay thường gọi với cái tên Bà Chúa Xứ, có rất nhiều giả thuyết nói về bà Chúa Xứ. Theo như truyền thuyết kể lại rằng, tượng bà Chúa Xứ nằm ở đỉnh Núi Sam vào những năm 41. Bà là một vị thần rất phồn thịnh và được tín nhiệm bởi người dân Việt Nam. Bà là biểu tượng của sức mạnh, sự nghiệp, và là vị thần có công lao bảo vệ biên cương đất nước, dân tộc Việt. Dưới đây là một số giả thuyết về bà Chúa Xứ:

Theo giả thuyết 1,  thì vào năm 1941, một nhà khảo cổ Pháp đến đỉnh núi Sam vô tình ông đã phát hiện được một bức tượng được làm bằng chất liệu đá Sa Thạch và ông cho đó là tượng thần Vishnu.

Theo giả thuyết 2, thì trong một chương trình khảo cổ từ xa xưa, có một nhà văn khẳng định rằng tượng Bà là pho tượng đàn ông của người Khơ Me bị bỏ quên từ thời nào không hay. Sau khi được phát hiện thì người ta đã tô lại nước sơn mới cho bức tượng và mặc cho bà chiếc áo lụa kèm theo sợi dây chuyền.

Quan tâm »  Cách Viết Sớ Tạ Đất - Tổng Hợp Bài Sớ Các Lễ Cúng

Nói tóm lại, tượng Bà Chúa Xứ xuất hiện cách đây 200 năm trước, cho dù theo giả thuyết nào đi nữa thì Bà Chúa Châu Đốc vẫn được người đời tôn trọng và kính nể thờ tự cúng bái. Tượng Bà Chúa Xứ cũng được xem là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật được công nhận là di tích văn hóa lịch sử lâu đời cần được bảo tồn và phát triển.

Văn Khấn Bà Chúa Xứ Châu Đốc
Văn Khấn Bà Chúa Xứ Châu Đốc

Kinh nghiệm đi lễ bà Chúa Xứ

Lễ hội Bà Chúa Xứ được diễn ra hằng năm từ ngày 22 tháng 4 đến ngày 27 tháng 4 thu hút rất đông đảo người đến tham gian, nếu bạn là một trong những số đó thì cần nắm cho chúng tôi những kinh nghiệm sau khi tham gia lễ hội bà Chúa Xứ Châu Đốc: 

  • Lựa chọn thời điểm thích hợp lý tưởng: Thời gian thích hợp để những ngày đầu bắt đầu lễ hội.
  • Nắm vững đường đi, đi theo lộ trình được hướng dẫn, phương tiện di chuyển được chọn nhiều nhất đó là xe máy và ô tô cá nhân.
  • Chuẩn bị những vật phẩm cúng dâng bà, đây sẽ là một mâm cúng hoàn chỉnh: Một mâm ngũ quả, hoa, đèn cầy, hũ muối, gạo, hương, trà, rượu, bánh bao, trầu cau, xôi chè, heo quay,…
  • Bên cạnh đó có những vật phẩm phát sinh khác tùy vào lòng thành tâm của cá bạn.
  • Không nên sắm lễ tại nơi địa phương thờ bà Chúa Xứ, thay vào đó các bạn nên chuẩn bị ở nhà sau đó mang ra đến nơi trưng bày ra mâm cúng rồi dâng lên bà chi phí sẽ rẻ hơn.
  • Những vật dụng như hương, nhang có thể mua gần chùa để giúp bạn di chuyển nhẹ nhàng hơn.
  • Chọn những địa điểm lưu trú gần chùa hoặc những khu vực lận núi Sam, để dễ tham gia lễ hội và sáng sớm, khám phá những cảnh quan thiên nhiên xung quanh đó.
  • Không nên bỏ qua những đặc sản địa phương, đừng bỏ lỡ món gỏi sầu đâu, lẩu mắm, xôi phồng chợ mới,…
Quan tâm »  Cúng Tổ Nghề Tóc Ngày Nào? Thủ Tục Cúng Tổ Nghề Tóc

Những lưu ý khi tham gia lễ hội

Đây là một lễ hội tâm linh trang trọng, nên có rất nhiều yêu cầu bắt buộc bạn phải tuân thủ khi tham gia lễ hội:

  • Ăn mặc lịch sự, tinh tế, không mặc những bộ đồ gây phản cảm, tuyệt đối không mặc đồ gợi dục vì dù sao đây cũng là những nơi tâm linh tôn thờ trang nghiêm.
  • Không nên tham gia thả chim phóng sinh bởi chim ở đây đã bị nhốt rất lâu không có khả năng bay tự do đi xa lâu và nó có thể sẽ phải bay trở lại về nơi cũ.
  • Không mang trang sức đắt tiền quý giá nếu các bạn không muốn xảy ra những vụ cướp giật hỗn loạn và chính bạn là nạn nhân.
  • Không nhận đồ từ người lạ kể cả đó là lộc, hay vật phẩm quý giá.
  • Không tự ý đụng chạm, lấy lễ vật của người khác khi chưa được cho phép.
  • Xin phép ban quản lý trước khi quay phim chụp, không được tùy tiện chụp ảnh nhốn nháo.
  • Vứt rác đúng nơi quy định, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
  • Tắt chuông điện thoại, không nói chuyện thảo luận quá to, giữ gìn trật tự an ninh công cộng.

Cách khấn bà Chúa Xứ Châu Đốc

Bài văn khấn bà chúa xứ Châu Đốc không quá phức tạp và cầu kỳ. Theo đó, khi vào miếu bà chúa xứ Châu Đốc, các bạn có thể dâng lễ vật và cúng khấn theo bài văn khấn chi tiết và đúng chuẩn sau đây:

Quan tâm »  Cách Thờ Bà Độ Mạng Đúng Chuẩn

“Hương tử con lễ bạc thành tâm, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ

Cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là: ……………………………………………..

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………………………….

Ngày hôm nay là Ngày…………..Tháng……………….Năm

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý,…….(gia chủ muốn điều gì thì cầu xin bà chúa xứ điều đó). Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ bà chúa xứ, cúi xin được phù hộ độ trì”.

Lời kết

Như vậy, thông qua bài viết của Nhà Đẹp QH bạn đã biết được Bà Chúa Xứ là ai rồi đúng không? Văn khấn bà Xứ tuy ngắn gọn và đơn giản nhưng ý nghĩa chứa đựng vô cùng sâu sắc, thể hiện rất trọn vẹn lời cầu nguyện bà Chúa Xứ. Hy vọng với những kinh nghiệm đi lễ bà Chúa Xứ mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có một chuyến tham gia lễ hội Chùa Bà Châu Đốc một cách ý nghĩa và trọn vẹn.